Đăng nhập

Lượt xem: 4

CÂU NGHI VẤN

- Là câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, hử, chứ (có)…không, (đã)…; từ hay nối các nối có quan hệ lựa chọn; có chức năng chính dùng để hỏi.

Ví dụ: hay là u thương chúng con đói quá?

Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

Ví dụ: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

-> câu hỏi dùng để đe dọa

CÂU CẦU KHIẾN

Là câu có những từ cầu khiến như  hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

Ví dụ:

Con cá trả lời:

Thôi đừng lo lắng (1). Cứ về đi (2). Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

Câu (1) là lời khuyên bảo, câu (2) là lời yêu cầu.

Ông giáo hút trước đi! Lời yêu cầu.

Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

CÂU CẢM THÁN

Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết); và xuất hiện diện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Ví dụ: than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

CÂU TRẦN THUẬT

Là câu không có đặc điểm hình thức của những kiểu câu khác( như câu cảm nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), thường dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả… ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề ngị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc… ( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác.)

Ví dụ: Thế rồi Dế choắt tắt thở. Thôi thương lắm

           Vừa thương vừa ăn năn tội mình

Cả ba câu đều là câu trần thuật, câu 1 dùng để kể, câu 2 và câu 3 dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của Dế mèn đối với cái chết của Dế Choắt

Câu trần thuật kết thúc

Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc… thì nó kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Câu phủ định

Là câu có những từ ngữ phủ định như: không chẳng phải (là), đâu có phải (là), có.. đâu, đâu (có)…

Câu phủ định dùng để

Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc tính chất, quan hệ nào đó ( gọi là câu phủ định miêu tả).

Ví dụ: Nam không đi Huế

          Nam chưa đi Huế

Cả hai câu đều là câu phủ định, xác nhận không có sự việc Nam đi Huế.

Phản bác một ý kiến, một nhất định (gọi là câu phủ định bác bỏ).

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THCS LIÊN CHUNG - TÂN YÊN - BẮC GIANG
Thiết kế và biên tập: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Lớp: 9A
Điện thoại: 0919755286
Email: c2lienchungty@bacgiang.edu.vn
Tự tạo website với Webmienphi.vn