Đăng nhập

Lượt xem: 17

BẢNG TỪ, NGỮ VÀ CÁCH DÙNG TỪ

 

Đơn vị bài học

Khái niệm

Ví dụ

Từ đơn

Là từ chỉ gồm một tiếng

Sông, núi, ăn…

Từ phức

Là từ gồm hai hay nhiều tiếng

Quần áo, hợp tác xã…

Từ ghép

Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

Sách vở, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt

Từ láy

Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng

Lù lù, mù mờ

Thành ngữ

Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Trắng như vôi, đen như than

Nghĩa của từ

Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị

 

Từ nhiều nghĩa

Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa

Công viên này là “ lá phổi” của thành phố

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng

 

Từ đồng âm

Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Con ngựa đá

Con ngựa đá

Từ đồng nghĩa

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Quả = trái

Mất = chết = qua đời

Từ trái nghĩa

Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau

Xấu ≠ tốt

Ghét ≠ thương

Cao ≠ thấp

Cấp độ kái quát của nghĩa từ ngữ

Là nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp)

 

Trường từ vựng

Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

 

Từ mượn

Là những từ vay mượn nhiều tiếng của nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng việt chưa có từ thật thích hợp để diễn đạt

Ti vi, cát sét, âm ly

Từ hán việt

Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người việt

Phi cơ, hỏa xa, chiến đấu…

Thuật ngữ

Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Bán kính, bánh đà…

Biệt ngữ xã hội

Là từ ngữ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

Cớm ( công an)

Phao (tài liệu)

Trúng tủ ( học trúng bài thi)

Từ tượng hình

Là từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật

Lom khom, ngoằn nghèo, tí xíu

Từ tượng thanh

Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người

Róc rách, đì đùng, khe khẽ

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Hiền như đất,

nặng như chì,

khôn như cáo…

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm

Uống nước nhớ nguồn; ăn cây nào rào cây ấy

Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những tiuwf ngữ vốn được dùng để tả con người làm cho thế giới loài vật trở lên gần gũi

Từ đó, lão miệng, bác Tai. Cô Mắt, cậu tay, cậu Chân lại thân mật sống với nhau

Nói quá

Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Nói giảm nói tránh

Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự…

Các từ đi về, qua đời, mất, khuất núi, từ trần… nói về cái chết tránh gây cảm giác đau buồn

Liệt kê

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều.

Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè

Điệp ngữ

Là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Một canh, hai canh lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Chơi ngữ

Là lợi dụng đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm cho câu văn hấp dẫn thú vị

Con cá đồi nằm trong cối đá

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THCS LIÊN CHUNG - TÂN YÊN - BẮC GIANG
Thiết kế và biên tập: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Lớp: 9A
Điện thoại: 0919755286
Email: c2lienchungty@bacgiang.edu.vn
Tự tạo website với Webmienphi.vn