Đăng nhập

Lượt xem: 4

LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

Phép lặp

Phép lặp từ ngữ và sử dụng các từ ngữ đúng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa.

Các câu và đoạn văn có thể được liên kết bằng một số biện pháp sử dụng từ ngữ như sau:

Nhắc lại từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ. Dùng các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ ngữ đã có.

Việc nhắc lại, dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa phải được xem xét trong tình huống dùng cụ thể và những từ ngữ này không bắt buộc phải cùng từ loại.

Phép thế

* phép thế sử dụng các phương tiện sau đây làm yếu tố thay thế:

Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, kia, vậy…nó, hắn, họ…

- tổ hợp “ danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó…

* Các yếu tố được thay thế cụ thể là:

- Danh từ

- Động từ (hoặc tính từ).

- Câu ( hoặc cụm chủ - vị)

Phép nối

Phép nối là phương thức liên kết trong đó có sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ. Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ và gồm có:

- Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn(cho) nên, vì, nếu, tuy, để…

- Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”, kiểu như vì vậy, nếu thế, tuy thế…thế thì, vậy nên…

- Những tổ hợp kiểu quán ngữ như: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, vả lại…các kiểu quan hệ thuộc phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân 9 và hệ quả), điều kiện, nghịch đối( và nhượng bộ), mục đích, thời gian.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THCS LIÊN CHUNG - TÂN YÊN - BẮC GIANG
Thiết kế và biên tập: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Lớp: 9A
Điện thoại: 0919755286
Email: c2lienchungty@bacgiang.edu.vn
Tự tạo website với Webmienphi.vn