Đăng nhập

Lượt xem: 5

QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÍNH HUỐNG GIAO TIẾP

Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp ( nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?)

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống.

Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường là do:

Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

Người nói phải ưi tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó.

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Tiếng việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng, giàu sắc thái biểu cảm.

Người nói cần tùy thuộc vào tính chất của tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THCS LIÊN CHUNG - TÂN YÊN - BẮC GIANG
Thiết kế và biên tập: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Lớp: 9A
Điện thoại: 0919755286
Email: c2lienchungty@bacgiang.edu.vn
Tự tạo website với Webmienphi.vn