Đăng nhập

Lượt xem: 7

CÁC PHÉP TU  TỪ TỪ VỰNG

Phép so sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh: 

Vế A ( sự thật được so sánh)

Phương tiện so sánh

Từ so sánh

Vế b( sự thật dùng để so sánh)

Rừng đước

Dựng lên cao ngất

Như

Hai dãy trường thành vô tận

Trong thực tế, có khi lược bớt chỉ còn lại vế A và vế B:

Trường sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

( Lê Anh Xuân)

Hoặc vế B được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh:

Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

(thép mới)

Có hai kiểu so sánh:

+ So sánh bằng

                          Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

+ So sánh  không ngang bằng

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

(Trần Quốc Minh)

Phép nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở lên gần với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Từ đó, Lão Miệng, Bác tai, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại không thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả ( Chân, Tay, Mắt, Miệng).

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

(Thép mới)

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

(Ca dao)

Phép ẩn dụ

Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn 9cungx là so sánh nhưng  ở đây là so sánh ngầm).

Có 4 kiểu ẩn dụ: Hình tượng, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.

Có hai kiểu thường gặp là:

+ Ẩn dụ hình tượng:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương)

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

( Trần Đăng Khoa)

Phép hoán dụ

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lới văn.

Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

( Hoàng Trung Thông)

+ Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh?

( Tố Hữu)

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

( Tố Hữu)

+ Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng:

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(ca dao)

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THCS LIÊN CHUNG - TÂN YÊN - BẮC GIANG
Thiết kế và biên tập: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Lớp: 9A
Điện thoại: 0919755286
Email: c2lienchungty@bacgiang.edu.vn
Tự tạo website với Webmienphi.vn